Sự khác biệt giữa phòng áp lực dương và áp lực âm

Từ lâu, phòng áp lực dương và phòng áp lực âm đã đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát điều kiện môi trường trong các cơ sở công nghiệp. Trong lĩnh vực y tế, các loại phòng này còn giúp tránh các ảnh hưởng của môi trường xung quanh lên người bệnh/ thiết bị y tế (phòng áp lực dương) hoặc tránh lây lan các mầm bệnh từ bệnh nhân ra môi trường bên ngoài (phòng áp lực âm). Hiểu rõ sự khác nhau giữa phòng áp lực dương và phòng áp lực âm giúp các cơ sở y tế đưa ra lựa chọn đúng đắn theo khu vực và mục đích sử dụng phòng.

Phòng áp lực dương thường được sử dụng trong các tình huống phải liên tục lọc các chất ô nhiễm có hại ra khỏi môi trường. Điều này trở nên cực kỳ hữu ích trong điều trị các bệnh nhân có hệ thống miễn dịch bị tổn thương vì không khí sẽ được lọc tất cả các yếu tố gây hại một cách hiệu quả trước khi được đưa vào phòng. Ngoài ra, phòng áp lực dương còn được sử dụng trong phòng thí nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm và phòng mổ.

Mặt khác, phòng áp lực âm sử dụng áp suất không khí thấp hơn môi trường xung quanh để cho phép không khí bên ngoài đi vào một khu vực tách biệt. Hệ thống HVAC giúp bẫy và giữ các hạt có khả năng gây hại trong phòng áp suất âm, ngăn không khí bên trong thoát ra khỏi khu vực.

Phòng áp lực âm là một giải pháp phổ biến trong các nỗ lực kiểm soát nhiễm trùng, đảm bảo vi trùng lây nhiễm không thể lây lan khắp cơ sở thông qua hệ thống HVAC. Các bệnh viện thường thiết kế môi trường áp lực âm cho các khu vực sau:

📌 Khu vực chờ, đặc biệt là trong phòng cấp cứu

📌 Khu vực thử nghiệm

📌 Phòng tắm

📌 Tất cả phòng cách ly nhiễm trùng trong không khí

📌 Khám nghiệm tử thi và phòng tối

📌 Khu giặt bẩn

📌 Khu khử nhiễm